Tam Nông.

Huyện Tam Nông bán đất công để biệt thự 'đại gia' vuông vức  

10/05/2017 14:44 GMT+7
TTO - Việc UBND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp bán đấu giá phần đất công có trạm cấp nước, nhà cộng đồng để khu đất xây biệt thự của một "đại gia" vuông vức khiến dân xã Phú Thành A rơi vào cảnh thiếu nước.
Huyện Tam Nông bán đất công để biệt thự 'đại gia' vuông vức  
Khuôn viên biệt thự của ông Nguyễn Văn Bal sau khi phá bỏ nhà cộng đồng - Ảnh: Ngọc Tài
Theo phản ảnh, để khuôn viên biệt thự được vuông vức nên người dân “thiệt đôi thiệt kép”, vừa bị ảnh hưởng việc sử dụng nước sạch vừa mất luôn nơi vui chơi, sinh hoạt đờn ca tài tử.
Đất biệt thự "vuông vức", dân thiếu nước   
Sau khi đấu giá thành công với giá 1,3 tỉ đồng, chủ nhân khu đất trên - ông Nguyễn Văn Bal đã cho người đập nhà cộng đồng, xây tường rào cao. Toàn bộ biệt thự rộng hơn 1ha tạo thành một khối thống nhất, bốn phía đều giáp đường lớn. Khuôn viên biệt thự nổi bật giữa khu dân cư còn nhiều nhà tạm, nhà lá.
Do trạm nước "bị bán", nguồn nước cung cấp cho dân bị gián đoạn, trong khi đó nguồn nước từ trạm cấp nước mới không đảm bảo chất lượng.
“Cây nước mới bữa có nước, bữa không. Như mấy ngày nay phải thức canh nước đến 10h tối mới có nước tắm giặt mà nước vừa vàng, vừa cặn” - bà Nguyễn Thị Bích Hằng, người dân ở xã Phú Thành A, bức xúc.
“Chính quyền không nên bán cây nước vì đang xài rất tốt, chưa nói đó là công trình dân được tài trợ. Mà cây nước, nhà cộng đồng để phục vụ người dân sao bán không lấy ý kiến dân, làm vậy sao dân không bức xúc”, ông Bùi Văn Khứ cho biết thêm.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Đỗ Công Danh - phó chủ tịch UBND xã Phú Thành A xác nhận sau khi bàn giao cây nước cho ông Bal, việc phục vụ nước sạch cho người dân cụm dân cư này và chợ Phú Thành A bị gián đoạn. UBND xã đã phản ảnh và yêu cầu chấn chỉnh, đảm bảo đủ nước cho người dân sử dụng. 
Liên quan đến nhà cộng đồng, ông Danh cho biết xã vẫn chưa xây dựng nhà cộng đồng mới mà trưng dụng hội trường xã để người dân sử dụng mỗi khi có dịp vui chơi, giải trí.
Huyện Tam Nông bán đất công để biệt thự 'đại gia' vuông vức  
Sau khi đấu giá thành công, ông Nguyễn Văn Bal đã đập nhà cộng đồng và xây dựng hàng rào - Ảnh: Ngọc Tài
Bán đất công nên phải bán luôn cây nước
Ông Trần Viết Hoan - phó Phòng NN&PTNT huyện Tam Nông cho biết trạm cấp nước đã bán do một tổ chức quốc tế tài trợ vào năm 2000, công suất 10m3/h. Ngoài ra, xã còn hai trạm cấp nước khác với tổng công suất 23m3/h.
Theo ông Hoan, với công suất hai trạm cấp nước này vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân khu vực chợ và cụm dân cư khoảng 600 hộ.
“Thông thường trạm cấp nước tuổi thọ 10 - 20 năm sẽ bị nhiễm nhiều tạp chất”, ông Hoan lý giải về trạm cấp nước đã bán. Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề các lần kiểm định nước trước đây trạm cấp nước này có đạt yêu cầu hay không thì ông Hoan cho biết: “Có khi đạt, có khi không. Những cây nước khác của xã cũng chung tình trạng này”.
Ông Trần Thanh Liêm - chánh văn phòng UBND huyện Tam Nông xác nhận huyện có tổ chức bán đấu giá phần đất công mà người dân phản ảnh. Giá trúng thầu 1,3 tỉ đồng, trong đó có cả giá trị của trạm cấp nước. Ông Bal được toàn quyền sử dụng cây nước này.
Khi phóng viên đặt vấn đề về tính pháp lý của việc bán đấu giá đất công, ông Liêm cho biết vấn đề này ông không được phát ngôn và hẹn lại. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ UBND huyện Tam Nông vẫn chưa có câu trả lời chính thức.
Huyện Tam Nông bán đất công để biệt thự 'đại gia' vuông vức  
Người dân khu vực chợ Tân Thành A dùng đủ thứ thau chậu trữ nước vì nước cấp chập chờn - Ảnh: Ngọc Tài
Tôi mua giá trên trời sao dân phản ứng?
Ông Nguyễn Văn Bal, người đấu giá thành công phần đất công có trạm cấp nước và nhà cộng đồng, cho biết ông tham gia đấu thầu hoàn toàn hợp pháp. Theo ông Bal, phần đất này chỉ khoảng 300m2 ông đã mua với giá cao hơn thị trường 3 - 5 lần.
“Miếng đất của tui không có thẳng, bị miếng đất công này án phía trước nhìn không đẹp nên tui mới bấm bụng mua. Mua giá trên trời chứ có rẻ đâu mà người dân phản ứng”, ông Bal nói. 
NGỌC TÀI

BÌNH LUẬN (10)

Châu Âu sẽ cấm vận ODA đối với Việt Nam?



https://www.facebook.com/photo.php?v=10151745576861546&set=vb.209895698498&type=2&theater

Thậm chí đến mức là một sự đình chỉ vô thời hạn, ứng với hạn ngạch đạo đức giới quan chức tham nhũng ODA đã không còn biết giới hạn chấm mút là gì. Và tuy một số quan chức trong chính phủ Việt Nam vẫn không muốn thừa nhận sự thật phũ phàng trên, song tất cả đã phơi bày ra ánh sáng.
Tục ngữ Việt “Đi đêm có ngày gặp ma” đã ứng nghiệm dù quá muộn màng. Nếu vào năm 2013 phía Thụy Điển đã bắt buộc phải ngừng vô thời hạn các khoản viện trợ ODA cho Việt Nam sau khi phát hiện hàng loạt gian dối của quan chức Việt, đến năm nay ngay cả Bộ Ngoại giao Australia vài vài quốc gia khác cũng bắt đầu cắt giảm viện trợ.
40% 
Câu chuyện lãng phí và thất thoát vốn ODA đã được nêu ra từ rất lâu và có nhiều ví dụ để dẫn chứng. Tiêu biểu nhất là vụ PMU18 vào năm 2006, với hình ảnh rất tiêu biểu của trưởng ban PMU18 Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao thông Vận tải – một kẻ đã tắm bia khi quan hệ với gái.
Sau đó, báo chí Nhật Bản – chứ không phải báo chí Việt Nam – đã phát hiện công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần hoa hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Bùi Ngọc Sĩ đã nhận số tiền hối lộ trên 800.000 đô la.
Năm 2011, đến lượt cơ quan chủ quản của các PMU là Bộ Giao thông đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tốc độ 300-400 km/giờ với kinh phí lên đến 55 tỉ đô la, chiếm một nửa GDP của toàn quốc vào thời điểm đó.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đóng vai trò quán quân trong việc đưa ra những dự án rất lớn, ngốn rất nhiều tiền – tiền từ ngân sách, tiền đi vay mượn của nước ngoài – trong những năm mà nền kinh tế gần như suy thoái toàn diện. Vào tháng 4/2012 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bước vào năm suy thoái thứ tư, Bộ Giao thông Vận tải còn đưa ra dự án dùng 10.000 tỉ đồng từ ngân sách để xây dựng trụ sở mới. Ngay lập tức dư luận đã phản ứng rất dữ dội, cho là một đề xuất kỳ quái, hoàn toàn vô trách nhiệm đối với nhân dân.
Thậm chí còn có những tỉ lệ tham nhũng, thất thoát cụ thể đối với ODA ở Việt Nam. Chẳng hạn trong một lần hiếm hoi báo điện tử Vietnamnet đã nêu ra một minh họa cụ thể: từ năm 2009-2010, sau khi đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây trường học, đường sá hạ tầng… thì có một phụ nữ mà tờ báo không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phụ nữ này đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề chạy dự án, với điều kiện khi thành công phải cắt cho bà ta 40%.
Sau đó nguồn vốn ODA đã được rót về cho ba xã ở Hà Tĩnh, trong đó có một xã tên là Gia Phố được nhận 80.000 đô la để xây dựng trường tiểu học. Chính quyền xã này đã lấy 8.000 đô la chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 đô la chi cho người phụ nữ làm môi giới. Tỉ lệ 40% tương tự cũng xảy ra ở huyện Cẩm Xuyên. Và do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã trên đều phải giảm quy mô và chất lượng.
Cấm vận ODA?
Tham nhũng, thất thoát ODA trong suốt những năm vừa qua cho thấy ở Việt Nam đã hình thành những nhóm lợi ích ODA. Nhóm lợi ích này dựa vào hoạt động độc quyền và đặc thù của chính sách, câu kết với những nhóm thân hữu kể cả với các chính khách để móc ráp để có được những hợp đồng đặc quyền về ODA và phân bổ cho các địa phương, nhận hoa hồng.
Thế nhưng nghịch lý quá lớn là trong khi các giải pháp phòng chống tham nhũng lãng phí tuy vẫn được nhà nước nhắc đến là phải thực hiện một cách quyết liệt, tuyệt đại đa số các vụ phát hiện về ODA đều do người dân và báo chí, hoàn toàn không phải do nhà nước phát hiện.
Cũng đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ tổ chức giám kiểm độc lập nào cho một khu vực được coi là nhạy cảm như ODA. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam muốn làm việc này thì không được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.
Điều gì phải đến đã đến. Năm 2012, ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, chính Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng 3/4 dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ một số cơ quan đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền 69 tỉ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19,9 triệu cua-ron.
Dù Australia, Nhật Bản và các nước trong Liên minh châu Âu đều là những đối tác quan trọng về thương mại và đầu tư nước ngoài của Việt Nam, tuy nhiên danh nghĩa đối tác không phải là tất cả. Lòng tin chở được núi lớn, nhưng khi lòng tin bị lợi dụng một cách thậm tệ thì nền kinh tế kiệt quệ sau gần bảy năm suy thoái của Việt Nam sẽ khó mà chinh phục được ngay cả một vạt đồi.
Hiện tượng cắt giảm ODA đối với Việt Nam cũng vì thế đang có hơi hướng như một phong trào dân sự, và có thể lan ra hàng loạt các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan. Đó và đây, những lời cảnh báo từ các đại sứ quán châu Âu đã liê tiếp được tung ra. Nếu không có những biện pháp cứng rắn hơn nhiều để khắc phục tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực ODA, Chính phủ Việt Nam và các bộ ngành liên quan sẽ chẳng còn mấy cơ hội để được nhận nguồn tài trợ béo bở này.
Thường Sơn (TheoTheo Defend the Defenders )

Nói một đằng, làm một nẻo!

Nói một đằng, làm một nẻo! 
16:22 | 23/05/2014
(ĐCSVN) – Máu "đại Hán" hung hăng của Trung Quốc đang lao vào tranh chấp lãnh thổ với một loạt các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) tại Thượng Hải ngày 21/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn bình thản tuyên bố Trung Quốc đang lớn mạnh cần các biện pháp “hòa bình” để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Nói vậy nhưng không phải vậy, Trung Quốc bao giờ cũng "nói một đằng, làm một nẻo!"

 
Tàu Trung Quốc uy hiếp và gây hại cho tàu Việt Nam ở Biển Đông
 (Ảnh: Công Định-Hữu Trung/TTXVN)
 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: “Trung Quốc cam kết tìm kiếm cách giải quyết hòa bình trong việc tranh chấp với các quốc gia khác về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi và lợi ích hàng hải”. Nghe ông Tập nói vậy, nhưng giàn khoan Hải Dương - 981, vẫn ngang nhiên đặt vào vùng biển của Việt Nam, cùng hàng trăm tàu hộ tống đâm húc, dùng vòi rồng cực mạnh phun nước vào các tàu chấp pháp của Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cảnh báo các quốc gia châu Á muốn tăng cường liên minh quân sự chống lại Trung Quốc đồng thời khẳng định nó không có lợi cho an ninh khu vực. “Việc tăng cường liên minh quân sự nhằm vào một bên thứ 3 sẽ không có lợi cho nỗ lực duy trì an ninh chung trong khu vực”.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thành thói quen đổ lỗi cho Mỹ khuyến khích các nước có tranh chấp với nước này thực hiện những hành động “nguy hiểm”, làm trầm trọng thêm căng thẳng tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Trong cuộc họp báo thường nhật diễn ra mới đây, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói, “cần phải chỉ ra rằng, hàng loạt những bình luận sai trái và vô trách nhiệm từ phía Mỹ đã khuyến khích một số nước có những hành động khiêu khích và nguy hiểm”... “Chúng tôi kêu gọi Mỹ hành động phù hợp để duy trì và giữ gìn an ninh hòa bình trong khu vực, đồng thời hành động và phát ngôn cẩn trọng trước những sự kiện liên quan, chấm dứt những phát ngôn thiếu trách nhiệm và hành động nhiều hơn nữa vì hòa bình và ổn định khu vực”. Trên thực tế, Trung Quốc đang thực thi những hành động mang tính “cả vú lấp miệng em” nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc chỉ trích gay gắt Mỹ và kêu gọi hòa bình, ổn định tuy nhiên thực tế tại khu vực đặt giàn khoan trái phép, họ tiếp tục có những hành động hung hãn, đâm húc và tấn công tàu thuyền thực thi công vụ của Việt Nam. Các vòi rồng từ tàu hải cảnh Trung Quốc nhằm vào những chỗ hiểm của tàu Việt Nam như ống khói, ăng-ten, rađa, các tấm cửa kính, thiết bị truyền tin... để phun với mục đích phá hỏng máy móc, thiết bị thông tin liên lạc, làm tê liệt và mất tác dụng tàu của Việt Nam trên biển. Dã man hơn, Trung Quốc còn nhằm cả vào phao cứu sinh để phá nát những phương tiện cứu nạn này của Việt Nam. Mặt khác, nước này còn trắng trợn cáo buộc Việt Nam cố ý đâm vào tàu của họ trên Biển Đông. Đúng là "vừa ăn cướp vừa la làng!"
Cụ thể, ngày 21/5, Trung Quốc duy trì 95 chiếc tàu các loại hoạt động bảo vệ giàn khoan Hải Dương - 981, đồng thời bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng và trên mỗi hướng Trung Quốc tăng cường từ 2 đến 3 tàu kéo loại lớn. Các tàu này luôn cơ động tiếp cận và sẵn sàng phun nước, đâm va vào các tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc đã áp sát, đe dọa, chặn, ép tàu cá vỏ gỗ của các ngư dân Việt Nam ra xa khu vực giàn khoan và sẵn sàng đâm va vào các tàu cá Việt Nam.

Trong khi liên tiếp có hành động dã man như trên, nhưng mặt khác "Trung Quốc đang cố gắng tạo ra hình ảnh họ mới là nạn nhân". Đây là nhận định của ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam đang công tác tại Đại học Thành thị Hong Kong trên báo South China Morning Post của Hong Kong. Ông cho rằng, Trung Quốc đang chơi trò nạn nhân trong việc đưa các công nhân về nước. Với động thái này, Trung Quốc cố tự tạo hình ảnh họ mới là nạn nhân, trong khi dư luận quốc tế đều chống lại những bước đi hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông.
Tiến sĩ Oh Ei Sun, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore nhận định: “Thái độ của Trung Quốc đang gây ra sự khó hiểu. Bắc Kinh nói rằng họ muốn duy trì một mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng của mình, nhưng họ lại cũng đang cố tình hành động ngày càng quyết liệt hơn”.
Tiến sĩ Oh Ei Sun cho rằng: “Các quốc gia Đông Nam Á đang thấy rằng Trung Quốc đang làm cho vụ tranh chấp leo thang, thay vì là cho vụ việc lắng xuống”.
Vạch rõ âm mưu của Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn hãng AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam trong chuyến thăm Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới từ 21 – 22/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Có thể nói, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa gia tăng các hành động gây hấn, vừa cố gắng “la làng” nhằm tạo hình ảnh là nạn nhân đã đặt Trung Quốc vào thế tự “vạch mặt” mình, “nói một đằng làm một nẻo”, đây là bản chất của những nhà đương cục Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữa nước, hơn ai hết hiểu được "bụng dạ" thật, của "ông láng giềng" này. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", nhân dân Việt Nam quyết không sợ, đoàn kết một lòng, với tất cả lực lượng và trí tuệ, bảo vệ vững chắc từng "tấc biển" của Tổ quốc./.

                                                                                                                                            Thu Hà

Trung Quốc không chỉ vô ơn mà còn bạc tình, bạc nghĩa

13/05/2014 21:29
Hạ Nam - Theo: baomoi
(Kênh 13) – Nhìn vào quá khứ và những việc mà Trung Quốc đang nói, đang làm, chỉ có thể thấy sự vô ơn và bạc tình, bạc nghĩa…
 The Time of India, tờ báo uy tín bậc nhất Ấn Độ khẳng định hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy “Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng”. Bài báo cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này”.
Vài năm trước, nhân chuyến thăm của Giám đốc Học viện quốc phòng Việt Nam sang Trung Quốc, trang bbc.co.uk/vietnamese/ bản tiếng Việt ngày 30/6/2011  đưa tin:
“Bản tin của Nhật báo Giải phóng quân (Trung Quốc) không nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhưng dường như Tướng Mã (Mã Hiểu Thiên) đã đề cập tình hình căng thẳng sau các diễn biến tại đây trong cuộc gặp khi nhấn mạnh rằng ông hy vọng “phía Việt Nam sẽ xử lý các vấn đề tế nhị một cách thích đáng và hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn”.
Giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 của Trung Quốc được đặt trái phép tại thềm lục địa Việt Nam (Nguồn: AP)
Giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 của Trung Quốc được đặt trái phép tại thềm lục địa Việt Nam (Nguồn: AP)
Theo cách nói của viên tướng Trung Quốc, Việt Nam phải hướng dẫn dư luận cũng như cảm tính xã hội một cách đúng đắn.
Có hai khả năng lựa chọn: hoặc là từ ngữ mà chúng ta nói, cấp độ người nói phải theo chuẩn mực của Trung Quốc, hoặc là chúng ta nói theo quyền lợi của dân tộc và công pháp quốc tế.
Phương án 1: Chúng ta nói “theo chuẩn mực của Trung Quốc”
Để hiểu chuẩn mực của Trung Quốc là gì chúng ta cần biết Trung Quốc gần đây nói năng ra sao. BBC đưa tin: “Nhật báo Hoàn Cầu, do Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản, hôm nay (11/6/2011) có bài xã luận cáo buộc Việt Nam áp dụng “chủ nghĩa dân tộc ở hình thức thấp kém nhất để tạo ra sự thù địch mới giữa hai nước”.
Cần giới thiệu rằng Hoàn Cầu nhật báo là tờ báo quốc tế có uy tín tại Trung Quốc, lượng phát hành mỗi số là 1,6 triệu bản. Báo có phóng viên tại 65 nước trên thế giới. Tờ này do Nhân Dân nhật báo – cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, ra số đầu tiên ngày 3/1/1993.
Trang mạng Hoàn Cầu, con đẻ của nhật báo Hoàn cầu đã có hàng trăm bài viết về Việt Nam, xin trích dẫn một số bài viết cách đây năm năm.
- “Vấn đề Biển Đông, vì sao Quân Giải phóng không chọn phương thức giải quyết trên bộ?” (30/6/2009)
- “Trung quốc phải sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (3/7/2009)
- “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (5/7/2009)
- “Quân Giải phóng giải quyết bằng vũ lực vấn đề Biển Đông, nước Mỹ không có khả năng trực tiếp tham chiến” (16/7/2009)
- “Quan điểm của phái phản đối: vấn đề Biển Đông cần giải quyết nhanh, càng kéo dài càng chết” (5/8/2009)
- “Cuộc chiến ở Biển Đông: năm nguyên nhân lớn khiến Trung Quốc nên đánh cho Việt Nam lụn bại” (18/8/2009)
706545
Điểm lại ngôn từ mà những người từ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã nói như “dạy cho Việt Nam một bài học” đến loại trung trung như các tướng lĩnh và loại “dân thường” như các bài nêu trên chúng ta đã thấy người Trung Quốc ăn nói ra sao.
Theo lời khuyên của tướng Mã, nhà nước nên “hướng dẫn dư luận nói theo chuẩn mực của Trung Quốc”, không nhất thiết phải e dè. Người Việt hàng nghìn năm nay chưa bao giờ sợ chiến đấu vì chủ quyền quốc gia, chưa bao giờ sợ bọn xâm lược bất kể chúng là thứ nhất, thứ nhì hay thứ ba trên thế giới.
Ngày xưa An Dương Vương gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy, lại còn cho ở rể trong kinh thành. Trọng Thủy ăn cắp bí mật quân sự rồi về nước cùng bố đem quân sang đánh chiếm nước Nam khiến cho An Dương Vương phải chém chết công chúa Mỵ Châu rồi tự vẫn.
Chúng ta không quên những sự giúp đỡ về vũ khí, lương thực và một số đơn vị quân đội mà Trung Quốc đưa sang Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng chúng ta cũng không quên năm 1972 vì câu nói “Người không động đến ta thì ta không động đến người” của lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc mà Hà Nội bị bom B52 rải thảm. Các học giả phương tây khi đó đã nêu bình luận rằng: “Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.
Những người ngây thơ nhất cũng hiểu rằng sự hy sinh của hàng triệu con dân đất Việt, sự sa lầy của Mỹ tại Việt Nam đã dành cho Trung Quốc khoảng thời gian quý giá để xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng.
Vũ khí, lương thực, quân trang có thể so sánh với máu và sinh mạng con người không?
Nói theo cách nói của Trung Quốc thì Trung Quốc không chỉ là vô ơn mà còn bạc tình, bạc nghĩa.
Phương án 2: Hướng dẫn dư luận “theo cách của Việt Nam”
Các hoạt động tàu hải cảnh hải giám TQ liên tục giám sát cản trở các hoạt động thực thi pháp luật của VN - Ảnh: Cảnh sát biển cung cấp
Các hoạt động tàu hải cảnh hải giám TQ liên tục giám sát cản trở các hoạt động thực thi pháp luật của VN – Ảnh: Cảnh sát biển cung cấp
So với hàng trăm bài báo của Trung Quốc, chúng ta có rất ít bài viết về các chủ đề nhạy cảm này, cũng chưa hề có bài nào dùng ngôn từ như họ. Đã đến lúc truyền thông nhà nước cần cho nhân dân biết sự thật. Chúng ta cố gắng để không mất đi tình hữu nghị giữa hai dân tộc nhưng tại sao trong khi  “92% dân mạng Trung Quốc tán thành dùng vũ lực giải quyết vấn đề Biển Đông” (Hoàn cầu 5/7/2009) thì chúng ta lại không thể nói lên ý kiến của mình?
Người lãnh đạo giỏi không phải là người chiến thắng trong các cuộc chiến tranh mà là người tránh cho đất nước khỏi các cuộc chiến tranh. Quan điểm này là sáng suốt và đúng đắn. Nhưng người lãnh đạo giỏi cũng phải biết chuẩn bị cho đất nước đương đầu với các cuộc chiến không mong muốn nếu nó xảy ra. Lịch sử đã chỉ ra rằng rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra do ý muốn chủ quan của một phía. Cuộc chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm chỉ có thể thắng lợi nếu toàn dân một lòng hy sinh quyền lợi cá nhân vì độc lập tự do của dân tộc. Quyền lợi quốc gia, dân tộc phải đặt trên ý thức hệ. Xin nêu một vài ví dụ về hướng dẫn dư luận:
Nhật báo Hoàn cầu kết thúc bài báo ngày 11/6/2011 bằng câu đe dọa “Nếu Việt Nam cứ tiếp tục gây rối, tưởng rằng càng gây rối thì càng hưởng lợi, chúng tôi thành thật xin nhắc các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là hãy đọc lại lịch sử”.
Quả đúng như vậy, chúng ta cần làm theo “lời khuyên” đó. Không chỉ thế hệ hôm nay mà muôn đời con cháu mai sau cần nhớ đến những cái tên như Liễu Thăng, Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi, Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị… Cần phải nhớ rằng năm 1956 Trung Quốc đánh chiếm đông Hoàng Sa, năm 1974 đánh chiếm tây Hoàng Sa, năm 1979 đánh biên giới phía bắc, năm 1988 đánh chiếm bãi Gạc Ma ở Trường Sa…
Lịch sử đã chỉ ra rằng: “Vận nước có lúc thịnh, lúc suy nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.
Người Trung Quốc nêu danh Hàn Tín chịu chui qua háng người khác, Câu Tiễn chịu nếm phân kẻ thù để tìm cách khôi phục nền độc lập của quốc gia. Người Việt không hạ mình như vậy, người Việt không sợ bất kỳ kẻ thù nào. Nói theo cách nói của chị Út Tịch  giặc đến nhà đàn bà “còn cái lai quần cũng đánh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1945 đã viết: “Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân  Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”
Thực dân pháp muốn cướp nước ta lần thứ hai, nhưng các triều đại Trung hoa từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến nay họ muốn cướp nước ta không chỉ hai lần. Như lời dạy của bác Hồ, chúng ta đã “phải nhân nhượng” Trung Quốc trên biên giới phía bắc. Nếu chúng ta “phải nhân nhượng” lần nữa trên biển Đông thì sẽ không còn đường ra biển bởi đường lưỡi bò ôm sát toàn bộ ven biển nước ta. Lời kêu gọi của bác Hồ đến nay chỉ cần thay một vài từ lại mang tính thời sự.
Để giữ tình hòa hiếu giữa hai nước, các phương tiện thông tin của Việt Nam chưa bao giờ dùng ngôn từ như Hoàn Cầu nhật báo đã dùng. Lãnh đạo Việt Nam cũng chưa bao giờ dùng các ngôn từ tương đương với lãnh đạo Trung Quốc.
Các phương tiện truyền thông và quan chức Trung Quốc đã và đang cố tình bóp méo sự thật, cố tình làm cho dư luận thế giới hiểu lầm rằng Việt Nam chủ động tạo ra căng thẳng, rằng Việt Nam đã đưa tàu cản trở hoạt động của Trung Quốc. Mặc dù thế giới ngày nay vẫn còn cảnh cá lớn nuốt cá bé nhưng nên nhớ có những loài cá nhỏ nuốt vào là chết.
Thế giới có thể mắc lừa về lời nói của Trung Quốc nhưng nhất định không thể mắc lừa về hành động của Trung Quốc. Chúng ta hy vọng những những người bạn ở bên kia biên giới nhận thức được một điều rằng người Việt Nam “Dù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải giữ cho được Tự do – Độc lập”, đó là chân lý đã được chứng minh hàng ngàn năm nay.
Một số ảnh:
Trung Quốc cho đào cột mốc theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895, trong hình là cột mang dòng chữ Đại Nam Quốc Giới tại Đông Hưng, Quảng Tây
Trung Quốc cho đào cột mốc theo hiệp ước Pháp-Thanh 1887-1895, trong hình là cột mang dòng chữ Đại Nam Quốc Giới tại Đông Hưng, Quảng Tây
Được biết, một số cột cả ở Quảng Tây và Vân Nam đều được đào đem về.
Được biết, một số cột cả ở Quảng Tây và Vân Nam đều được đào đem về.
Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là ‘Trung Hoa’ và ‘An Nam’.
Cột mốc thuộc tỉnh Vân Nam còn ghi hai bên là ‘Trung Hoa’ và ‘An Nam’.
Đây là cột mốc biên giới đã được người Trung Quốc đào đem về. Trên cột còn dòng chữ Đại Thanh Quốc, Khâm Châu Giới. 
Đây là cột mốc biên giới đã được người Trung Quốc đào đem về. Trên cột còn dòng chữ Đại Thanh Quốc, Khâm Châu Giới.

“Trong mọi cuộc chiến, đánh mà thua là hạ sách; đánh mà thắng là trung sách; không đánh mà thắng mới là thượng sách.”
Có cách nào không đánh mà thắng Tàu không??
Thích ·  · 
  • Cu Đất Phương Nam và 11 người khác thích điều này.
  • Nguyễn Vũ Bình Có, kiện ra tòa án quốc tế, thả hết tù chính trị, thực hiện đa nguyên đa đảng. Vừa thắng đậm thằng tàu, vừa bảo toàn mạng sống của đám lãnh đạo
  • Vuong Phamnhat Nguyễn Vũ Bình Việt Nam không dám kiện đâu vì căn cứ pháp lý của Trung Quốc đưa ra là văn bản Công Hàm năm 1958 do Phạm Văn Đồng ký đã bán hết vùng biển cho Tàu Khựa rồi. Nó vẽ đường lưỡi bò là dựa vào văn bản này đó. Bè lũ HCM đã bán hết rồi. Philipine dám kiện chứ phía VN kiện thì lòi ra cái bộ mặt bám nước cho nhân dân biết hả. Kiểm tra thông tin về văn bản này đi, lên Google mà tìm, còn không thì sang Trung Quốc nó phổ biến đầy cái văn bản này.
  • Nguyễn Vũ Bình Cái văn bản này tôi biết từ năm 2001-2002, nhưng tôi còn nghe nói, vì văn bản này chưa được QH Việt Nam phê chuẩn nên nó không có giá trị pháp lý, vẫn kiện tốt. Còn việc bán nước thì nhân dân VN biết hết cả rồi, v/đ là họ có dám kiện không thôi
  • Vuong Phamnhat Tất nhiên có cách theo ý chí chủ quan của phía mình là kiện được nhưng chứng cứ quá yếu và với đảng CS VN Nam thì lợi bất cập hại, nên họ không dám kiện. Theo luật quốc tế, các căn cứ xem xét tranh chấp lãnh thổ là thực tiễn chiếm đóng, căn cứ pháp lý và căn cứ lịch sử. Căn cứ thực tế chiếm giữ là quan trọng nhất sau đó đến căn cứ pháp lý và căn cứ lịch sử mang giá trị tham khảo. Cho nên, căn cứ chiếm giữ của Trung Quốc đưa ra vững hơn của ta vì họ đã lập khu vực hành chính là huyện Tam Sa, đem dân tới ở mà phía chúng ta không phản đối quyết liệt và ngăn chặn vũ trang, còn dân Việt chúng ta có mấy ai ở Hoàng Sa; không còn ai ở đó cả. Căn cứ pháp lý thì phía ta cũng yếu vì cái công hàm đó và vô số các văn kiện khác nữa, từ Điện mừng của Phạm Văn Đồng chúc mừng Trung quốc khi chiếm Hoàng Sa đến các tài liệu sách giáo khoa, các văn kiện đảng thời kỳ 1958 đến 1976 đều thừa nhận của Trung quốc; theo tôi biết Phía Trung Quốc đã tập hợp đầy đủ tài liệu và thành lập cơ quan chuyên trách để ứng phó và có khi bọn Tàu Khựa chủ động kiện trước nữa. Chúng ta chỉ có thế mạnh về căn cứ lịch sử nhưng căn cứ này chỉ tham khảo theo Tòa án Quốc tế mà thôi. Tôi và bạn bè luật sư cũng đang hết sức tìm các căn cứ lập luận khả dĩ để chiếm thế thượng phong khi kiện cáo nhưng thấy bế tắc; Cách giải quyết tốt là thay thế chủ thể, là thay đổi chế độ cộng sản hiện nay bằng chế độ dân chủ nhằm vô hiệu hóa tính pháp lý của các văn bản cộng sản có vẻ khả thi hơn vì chế định kế thừa quốc gia vẫn có thể loại trừ một số vấn đề về lãnh thổ.

Thích ·  ·